Sử dụng trầm hương mang lại những lợi ích gì
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Trầm hương nổi tiếng với khả năng giảm căng thẳng và an thần. Khi đốt trầm hương, mùi hương dịu nhẹ sẽ lan tỏa trong phòng, giúp bạn thư giãn sau một ngày dài làm việc mệt mỏi. Đặc biệt, trầm hương có tác dụng làm dịu hệ thần kinh, giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu hơn và chất lượng giấc ngủ được cải thiện rõ rệt.
Cải thiện chức năng đường ruột
Các nghiên cứu dược lý cho thấy cây và lá trầm có tác dụng điều hòa hoạt động đường tiêu hóa.
- Các nghiên cứu đã chứng minh rằng chiết xuất cây trầm hương đã cải thiện đáng kể nhu động ruột, tăng cường làm rỗng dạ dày và ức chế vết loét dạ dày.
- Lá trầm đã tăng cường sức đẩy của ruột, gia tăng nhuận tràng ở chuột táo bón mà không gây tiêu chảy.
- Ngoài ra, benzyl acetone là một hợp chất hoạt tính từ tinh dầu trầm hương, có tác dụng tăng cường sự thèm ăn.
Tác dụng chống viêm khớp
Như chúng ta đã biết, viêm nhiễm có mối quan hệ mật thiết với các bệnh khác, chẳng hạn như bệnh miễn dịch, rối loạn chuyển hóa và ung thư.
Tinh dầu trầm hương có khả năng chống viêm mạnh, ức chế các yếu tố gây viêm, giảm sưng phù do viêm, … Vì vậy tác dụng chống viêm thể hiện các hoạt tính dược lý sâu rộng của trầm hương.
Ngoài ra, trầm hương còn làm giảm đau giúp đem lại cảm giác dễ chịu, cải thiện sinh hoạt cho người bệnh.
Nghiên cứu hiện đại chứng minh chiết xuất của cây trầm kéo dài ngưỡng đau và giảm thời gian phản ứng đau. Jinkoh – erymol và agarospirol có thể là những hợp chất hoạt động, có tác dụng giảm đau.
Giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi
Trầm hương tỏa mùi nồng ấm, đeo bên người sẽ tạo mùi thoang thoảng giúp xoa tan mệt mỏi, giúp tinh thần thoải mái, đầu óc dễ chịu, minh mẫn hơn. Theo Y học cổ truyền, trầm còn giúp bổ thận khí, giúp giảm đau, an thần và bổ nguyên dương.
Bảo vệ sức khỏe răng miệng
Trầm hương còn được biết đến với một tác dụng vô cùng tuyệt vời cho sức khỏe đó chính là cải thiện vệ sinh răng miệng và hỗ trợ ngừa bệnh nướu răng. Lý do được đưa ra là nhờ trong trầm hương có chứa các axit boswellic, đây là hợp chất có đặc tính kháng khuẩn mạnh, giúp ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng miệng tốt.
Giảm triệu chứng hen suyễn
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, trầm hương được sử dụng chống hen suyễn. Có thể được tìm thấy trong Dược điển Trung Quốc mới nhất. Chiết xuất ethanol từ cây và lá kỳ nam có thể giảm bệnh hen suyễn thông qua ức chế histamin.
Tiềm năng chống ung thư
Tinh dầu trầm hương có hoạt tính chống ung thư đối với tế bào ung thư vú MCF-7(MCF-7 là dòng tế bào ung thư vú được phân lập vào năm 1970 từ một phụ nữ da trắng 69 tuổi) và tế bào ung thư biểu mô trực tràng HCT – 116 (HCT116 là dòng tế bào ung thư ruột kết của con người được sử dụng trong nghiên cứu điều trị và sàng lọc thuốc).
β – Caryophyllene được phân lập từ tinh dầu, chống lại có chọn lọc các tế bào ung thư đại trực tràng, tế bào ung thư ruột kết. Hợp chất này có thể ức chế tăng sinh và cả di căn.
Chống oxy hóa
Tinh dầu của cây trầm hương có tác dụng bảo vệ, chống lại tác hại oxy hóa trong tế bào.
Lá trầm có khả năng loại bỏ gốc tự do, chống oxy hóa trong các thử nghiệm quen thuộc như DPPH(DPPH là viết tắt phổ biến của hợp chất hóa học hữu cơ 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl. Đây là bột tinh thể màu tối bao gồm các phân tử gốc tự do ổn định.), ABTS (trong sinh hóa, ABTS (2,2'-azino-bis (axit 3-ethylbenzothiazoline-6-sulfonic)) là một hợp chất hóa học được sử dụng để quan sát động học phản ứng của các enzyme cụ thể. Một ứng dụng phổ biến của nó là trong xét nghiệm miễn dịch liên kết với enzyme (ELISA) để phát hiện sự liên kết của các phân tử với nhau.), … Trong đó β – Caryophyllene là chất thể hiện tác dụng chống oxy hóa mạnh nhất được xác định Các hợp chất khác cũng cho thấy tác dụng chống oxy hóa.